Nhà gần đình chùa, miếu mạo là như thế nào?
Theo quan niệm phong thủy truyền thống, các địa điểm như đình chùa, miếu mạo thường được coi là nơi linh thiêng, nơi tâm linh, thần linh hiện diện và thường được dùng để thờ cúng, tín ngưỡng hơn nữa mang dương khí rất mạnh, do có nhiều hương đèn, người ra vào. Vì vậy, các nơi này có thể có năng lượng rất mạnh và có thể không phù hợp với nhà ở.
Như vậy, việc xây dựng nhà cửa phải đặc biệt chú ý đến vị trí và hướng nhà để có thể đảm bảo tài lộc, sức khỏe và may mắn cho gia chủ. Nếu nhà nằm phía sau đình chùa, miếu mạo được coi là tốt bởi vì đình chùa, miếu mạo thường được xem là nơi có năng lượng tích cực, mang lại sự bình an, may mắn cho môi trường xung quanh. Tuy nhiên, nếu nhà nằm đối diện phía trước cổng đình chùa, miếu mạo thì có thể bị xem là tối kỵ, bởi vì nhà ở phía trước thường không được che chắn, bảo vệ, dễ bị tác động bởi năng lượng tiêu cực từ đình chùa, miếu mạo.
Một số trường hợp đặc biệt khi sinh sống gần đình chùa, miếu mạo, gia chủ có khả năng gặp rủi ro hoặc một số vấn đề về sức khỏe do hương khói, tiếng ồn, tụ tập đông người hoặc các yếu tố liên quan đến tâm linh.
Thực tế cho thấy, nhiều khách hàng vẫn không quá quan trọng về nhà gần đình chùa, miếu mạo nhiều căn nhà trên thị trường vẫn được giao dịch hàng ngày, vì những căn nhà này nằm trong khu vực dân trí cao, nhiều công năng, giá rẻ hơn thị trường rất nhiều. Hoặc người mua nhà thích các ưu điểm khác của căn nhà hơn, chẳng hạn như việc mua nhà gần đình chùa, miếu mạo có thể mang lại giá trị đầu tư cao. Những khu vực này thường thu hút đông đảo khách du lịch, khách thập phương đến tham quan, cầu nguyện. Do đó, giá trị Bất động sản tại những khu vực này thường cao hơn so với các khu vực khác.
Vậy, khi Môi giới dẫn khách hay giới thiệu những căn nhà đẹp, giá tốt nhưng chẳng may ngôi nhà đó gần đình chùa, miếu mạo thì sẽ tư vấn khách như thế nào?
+ Nếu anh chị là lương dân hay phật tử thì căn nhà gần đình chùa sẽ rất phù hợp với anh chị, vì có giá rẻ hơn thị trường rất nhiều, thêm nữa tiện việc viếng lễ chùa, cơm chay hãm mình vào Rằm, Mùng 1 hàng tháng.
+ Xung quanh đình chùa anh chị cũng thấy rất nhiều người dân sinh sống an lành, bình yên và có thể kinh doanh được với các sản phẩm phục vụ lễ nghi, thăm viếng đình chùa. Anh chị có thể tự mở kinh doanh hay cho thuê mặt tiền kinh doanh và tăng thêm thu nhập.
+ Đình thờ thánh thờ thần, miếu thờ quan âm, thờ mẹ ngũ hành là những vị này phù hộ, chở che cho con người. Trong văn hóa dân gian Việt Nam, nhà gần đình chùa, miếu mạo được coi là mang lại sự may mắn, bình an cho gia chủ. Vì vậy, nhiều gia đình người Việt vẫn thường chọn nhà gần đình chùa, miếu mạo để tăng cường phúc lộc và tâm linh với gia đình mình.
+ Vị trí được chọn để xây dựng đình chùa, miếu mạo thường là vị trí có phong thủy, long mạch tốt nhất. Theo quan niệm dân gian, thì nhà đối diện với cổng chính của đình chùa mới bị xem là không tốt, còn các nhà ở gần ở xung quanh đình chùa thì lại là rất tốt.
+ Nhà gần chùa, thường là khu vực dân trí cao, ôn hòa, ít xảy ra tranh chấp, xích mích có thể được coi là một nơi an lành, thanh tịnh, yên tĩnh tốt đẹp và mang lại nhiều sự may mắn cho gia chủ là trung niên, lão niên. Bên cạnh đó, những người sống gần chùa thường có tâm hướng Phật có đức hạnh, tính cách ôn hòa, văn minh, trách nhiệm và luôn hướng đến việc học tập, rèn luyện đạo đức.
+ Nhà đối diện cổng chính của đình chùa, miếu mạo nên trồng hàng rào cây lớn trước nhà hoặc treo gương bát quái ở cửa chính, hoặc treo chuông gió để hóa giải tà khí. Có thể dùng đèn năng lượng mặt trời chiếu sáng mạnh chiếu thẳng vào mặt tiền nhà khi đêm xuống nhằm tạo sự ngăn cách không cho người âm vào nhà. Điều đó sẽ giúp giữ cho tài lộc, sức khỏe của gia chủ luôn được bảo vệ và tăng cường, xua đuổi tà khí, mang lại sự bình an cho ngôi nhà.
Nguyễn Phú Tuấn.