KHỦNG HOẢNG BẤT ĐỘNG SẢN TRUNG QUỐC, ĐÂU MỚI LÀ CÁI KẾT CUỐI CÙNG?
20/12/2019 07:30

Trong một cuộc họp báo đầu năm nay, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình Đã triệu tập các quan chức cấp cao tổ chức cuộc họp và có bài phát biểu xác định những nguy cơ lớn có thể dẫn đến sụp đổ thị trường Bất động sản Trung Quốc.

Thị trường Bất động sản Trung Quốc với những mối rủi ro liên tiếp những năm gần đây
Thị trường Bất động sản Trung Quốc đối đầu với nhiều rủi ro.

 

Thị trường Bất động sản Trung Quốc đối đầu với nhiều rủi ro.

  Trong những năm gần đây thị trường Bất động sản Trung Quốc đang đối đầu với những rủi ro kinh tế lớn. Năm 2008, các biện pháp kích thích đã được đề ra để chống lại cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Năm 2015, đã có 6 đợt cắt giảm lãi suất liên tiếp trong vòng 12 tháng. Tuy nhiên, không mấy lạc quan khi mấy năm đó thị trường vẫn rơi vào tình trạng điêu đứng và chỉ số chứng khoán Shanghai Composite đã sụt giảm gần 50%. Một bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm 2018, ông đã lường trước được những thách thức mà Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa sẽ gặp khi bước vào năm thứ 71 này. Nguy hiểm hơn là thứ mà có thể sẽ đánh bại Trung Quốc ngay lúc này lại là các yếu tố từ chính bên trong chứ không phải lực lượng nào khác bên ngoài.

Thuật ngữ “Thiên nga đen” và “Tê giác xám”
Mối lo với “Thiên nga đen” và “Tê giác xám”.

 
Mối lo với “Thiên nga đen” và “Tê giác xám”.

  Theo sau sự sụp đổ của thị trường Bất động sản Trung Quốc, các thuật ngữ  “Thiên nga đen” và “Tê giác xám” dần trở nên quen thuộc. “Thiên nga đen” đề cập đến một sự cố không lường trước nghiêm trọng chưa từng biết đến, nó xuất hiện vào cuối thế kỷ 17 khi những con thiên nga đen bất ngờ được phát hiện ở Úc trước sự ngỡ ngàng của người dân phương Tây nghĩ rằng chúng không tồn tại. “Tê giác xám” ám chỉ đến một nguy cơ tiềm tàng rất rõ ràng nhưng lại bị bỏ qua. Một con tê giác bình thường khá hiền lành nhưng khi nó nổi giận thì rất khó để đưa vào tầm kiểm soát. Hai thuật ngữ này được nhắc đến nhiều nhất tại thị trường tài chính Trung Quốc trong năm nay. Chúng đều mang đến một sự “sợ hãi”.

Bài học từ vụ việc bong bóng nhà đất Nhật Bản bị nổ tung năm 1991
  Các chuyên gia đã đưa ra những so sánh giữa độ nóng của thị trường Bất động sản Trung quốc và Nhật Bản năm 1991, khi quốc gia này rơi vào tình trạng bất ổn trong hàng thập kỷ. Giống như Nhật Bản, Trung Quốc đã vươn lên trở thành quốc gia thương mại lớn mạnh nhờ nguồn thu lớn từ thương mại. Đây đều là hai quốc gia chủ nợ hàng đầu thế giới với tỷ lệ tiết kiệm cao phụ thuộc nhiều vào việc cho vay của ngân hàng, là một mô hình tăng trưởng kinh tế có tính đòn bẩy cao. Ông Ben Bernanke Cựu chủ tịch - Cục Dự trữ Liên bang Mỹ - đưa ra kết luận: Giảm phát sau “bong bóng” tại Nhật Bản là do các phản ứng chính sách tiền tệ không đúng lúc và không được đo lường cụ thể từ ngân hàng Trung ương. Tuy nhiên, Trung Quốc đã quy kết điều này cho Hiệp định Plaza - một hiệp ước tiền tệ năm 1985 đặt ra sự sụp đổ của tiền tệ Nhật Bản. Với bài học đắt giá từ Nhật Bản, Trung Quốc đang có những nỗ lực chống lại những hành động của Mỹ để giới thiệu Hiệp định Plaza 2.0 trong thỏa thuận thương mại tạm thời mới được đàm phán. Cũng do đó mà tất cả điều khoản nào về sự ổn định của tỷ giá hối đoái sẽ vẫn chỉ là một biểu tượng trong đàm phán và khó thực thi.

Những nỗ lực cứu vãn nền kinh tế liệu có thể thay đổi tình hình?
  Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khẳng định rằng các ngôi nhà được xây dựng nên là “để sinh sống chứ không phải để đầu cơ” nhưng giá trị thị trường bất động sản của Trung Quốc đã tăng lên gấp đôi về quy mô của các nền kinh tế G7 cộng lại. 65 nghìn tỷ USD rót vào đã làm cho giá thị trường Bất động sản Trung Quốc gấp 5 lần GDP năm 2018 và hơn 10 lần giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán Trung Quốc. Năm 2019, “bong bóng” bất động sản của Trung Quốc đang bị châm ngòi - cả từ hai phía cung và cầu. Một số dấu hiệu gần đây cho thấy nhà phát triển Bất động sản khổng lồ Soho Trung Quốc đang bán tất cả các tài sản thương mại cốt lõi ở Bắc Kinh và Thượng Hải trị giá 8,5 tỷ USD. ình hình có vẻ khá nghiêm trọng, “Tê giác xám” đang hoảng loạn. Chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc tăng 3,8% vào tháng 10/2019. Nguy cơ lạm phát cao từ những sự nới lỏng tiền tệ, rất có thể sẽ gây ra những mối lo ngại lớn hơn khác tại Trung Quốc.

Các giải pháp lần lượt được đưa ra giải quyết vấn đề.

 
Các giải pháp lần lượt được đưa ra giải quyết vấn đề.

  Nếu bong bóng Bất động sản Trung Quốc nổ tung ngay bây giờ, Trung QUốc sẽ gặp khó khăn hơn nhiều so với Nhật Bản khi trước. Khi đó cuộc chiến thương mại có thể giải quyết được bằng cách cơ cấu lại các tuyến giao dịch toàn cầu theo thời gian nhưng giấc mơ kinh tế của Trung Quốc cũng theo đó mà kết thúc. Vậy đâu mới là cái kết cuối cùng cho Bất động sản Trung Quốc? Số phận nền kinh tế Trung Quốc cuối cùng sẽ đi về đâu và liệu có giải pháp nào có thể toàn vẹn mọi vấn đề…

TÌM HIỂU THÊM:
🏠 Tham dự đào tạo: http://bit.ly/Dang-ky-tham-du-dao-tao

👉 Gia nhập cùng: https://maps.app.goo.gl/bRnYqtkUdQBtMrf3A

🔻 Tìm hiểu thêm: http://www.tuyendung-batdongsan.com.vn


XEM THÊM

ỨNG TUYỂN 

CÔNG TY CỔ PHẨN BẤT ĐỘNG SẢN TUẤN 123


Trụ sở miền Nam: Tòa nhà 58 Đồng Nai, Phường 15, Quận 10, TP.HCM
Điện thoại: 091.1979.396 - 0907.999.651
Email: Tuyendunghcm.tuan123@gmail.com

Xin vui lòng điền đầy đủ thông tin vào form tuyển dụng Tuấn 123

ĐĂNG KÝ ỨNG TUYỂN NHANH

Nhanh tay để lại thông tin, chúng tôi sẽ sớm liên hệ với bạn
ĐĂNG KÝ ỨNG TUYỂN