1. Tiêu sản là những thứ bạn bỏ tiền ra sở hữu, nhưng lại phải bỏ tiếp tiền ra để “nuôi” chúng, như ô tô, quần áo, son phấn…
Tài sản là những thứ bạn bỏ tiền ra để sở hữu, nhưng chúng đem thêm tiền về cho bạn. Càng ngày chúng càng sinh lời để bạn hòa vốn hoặc lãi hơn số tiền ban đầu. Như Bất động sản, cổ phiếu, dự án kinh doanh...
2. Mua Tiêu sản để thỏa mãn những nhu cầu lớn nhỏ của con người, nên chúng khiến ta luôn thoải mái, vui vẻ.
Mua Tài sản rồi phải biết sử dụng mới có hiệu quả, như ép người ta vào “kiếp khổ ải" vậy, nên ít người chịu đựng nổi.
3. Công thức thành công trong kinh tế luôn đúng 10 = 7 + 3. Tức là người thành đạt sẽ có 7 phần Tài sản và 3 phần Tiêu sản. Nhưng số đông vận dụng phép toán này ngược lại.
4. Mô hình 3 ống heo (ống Tiêu sản, ống Tài sản và ống Từ thiện) của Robert Kiyosaki đã chỉ cho bạn cách kiểm soát dòng tiền. Nhưng đa phần đều bỏ nhiều tiền vào ống Tiêu sản hơn 2 ống còn lại.
5. Tiêu sản là một loại hình tài chính thụ động, chi nhiều hơn thu. Còn Tài sản là loại hình tài chính chủ động, thu nhiều hơn chi.
6. Sẽ chỉ mất vài giây để bạn “mua” một Tiêu sản, nhưng phải cần đến vài năm, thậm chí hàng chục năm để Tài sản của bạn cho lợi nhuận sau khi “mua”.
7. Tài sản trở thành kết quả của một quyết định đầu tư khôn ngoan. Còn Tiêu sản là kết quả của một quyết định đầu tư sai lầm.
8. Tàn sản luôn gia tăng được khoản tiền tiết kiệm. Nhưng Tiêu sản thì chắc chắn sẽ phát sinh nợ xấu.
9. Bất kể người giàu hay nghèo đều cần Tiêu sản vì đó là nhu cầu bức thiết của cuộc sống, nhưng khi họ dư tiền:
- Người giàu mua Tài sản.
- Người trung lưu mua Tiêu sản
- Người nghèo “mua” chi phí.
- Siêu tầm-